Hiện nay khi mà mua sắm online và thanh toán các dịch vụ trong nước và quốc tế đang rất phổ biến, vì thế thẻ VISA được rất nhiều người lựa chọn. Vậy thẻ VISA là gì và cách sử dụng thẻ VISA như thế nào?
Thẻ Visa là gì?
Thẻ Visa là một loại thẻ thanh toán quốc tế, do tổ chức Visa liên kết với các ngân hàng trong nước phát hành, nhằm mục đích dùng để rút tiền, mua hàng trực tuyến hoặc thanh toán tại các điểm chấp nhận trên toàn thế giới.
Thẻ Visa bắt đầu xuất hiện từ năm 1976 và được thực hiện phát hành bởi tổ chức Visa (tổ chức Visa International Service Association) – một công ty thanh toán có trụ sở tại California, Hoa Kỳ có hàng chục triệu điểm chấp nhận trên thế giới.
Chức năng chính của thẻ VISA là để thanh toán online trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, một số loại thẻ còn có thể rút tiền mặt, chuyển khoản, gửi tiết kiệm… Đặc biệt, so với các thẻ thanh toán nội địa thông thường, bạn thường sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn khi sử dụng các loại thẻ VISA.
Bạn có thể xem thêm bài thẻ Master Card là gì để so sánh sự khác nhau giữa 2 loại thẻ tín dụng này.
Cấu tạo thẻ Visa
Mặt trước của thẻ có biểu tượng hình chữ nhật gồm 3 màu xanh, trắng, vàng gồm các thông tin như:
- Tên ngân hàng phát hành thẻ
- Số thẻ
- Ngày có hiệu lực và ngày hết hạn
- Tên chủ thẻ
Mặt sau của thẻ có các dải băng từ chứa các thông tin đã được mã hoá theo một chuẩn thống nhất và ô chữ ký dành cho chủ thẻ
Mã bảo mật thẻ Visa là gì?
Mã bảo mật của thẻ là mã CVV xuất hiện ở phía sau thẻ gồm 3 con số bất kì. CVV là chữ viết tắt của cụm từ Verification Value được dịch ra là “Giá trị xác minh thẻ”. CVV là mã xác thực in trên thẻ gồm cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.
CVV2 là một khái niệm khác của thẻ visa được sử dụng trong các giao dịch trực tuyến của thẻ, tức là không dùng đến thẻ vật lý.
Khi được nhập yêu cầu CVV bạn chỉ cần nhập 3 số sau thẻ là được.
Chức năng của mã CVV trên thẻ
CVV được sử dụng kích hoạt quy trình mã hóa giao dịch, dữ liệu trong thẻ. Các giao dịch đó là trên máy ATM, máy POS… Mã số này rất quan trọng khi giao dịch bạn nên giữ kín để bảo mật thông tin và đảm bảo an toàn khi sử dụng thẻ.
Các loại thẻ Visa phổ biến nhất hiện nay
Theo quy ước quốc tế thẻ Visa là một loại thẻ ATM, bao gồm 3 loại là thẻ ghi nợ Visa, thẻ tín dụng Visa và thẻ trả trước Visa.
1. VISA Debit (Thẻ ghi nợ quốc tế)
Là thẻ ghi nợ quốc tế mang thương hiệu của Visa, ngân hàng sẽ phát hành khi mở tài khoản thanh toán. Do đó chủ thẻ sẽ chi tiêu, rút tiền bằng số tiền họ có trong tài khoản.
VISA Debit là loại thẻ được liên kết với một tài khoản tại ngân hàng. Theo đó, bạn có thể rút, thanh toán, chuyển khoản … số tiền trong tài khoản ở mọi nơi chấp nhận thẻ VISA.
Khi thanh toán bằng thẻ VISA Debit, cần lưu ý là bạn không thể thanh toán vượt mức hiện tại trong tài khoản.
Ví dụ, nếu đang có 2 triệu VNĐ trong tài khoản thì bạn chỉ có thể thanh toán dưới mức 2 triệu VNĐ. Trong trường hợp bạn muốn thanh toán giao dịch có trị giá 3 triệu VNĐ thì ngân hàng sẽ gửi thông báo không thể thanh toán đến bạn.
Một điểm khác lớn nhất so với thẻ ghi nợ nội địa (mọi người quen gọi là thẻ ATM), thẻ này có thể sử dụng trên toàn cầu, cũng như mua hàng trực tuyến từ các trang thương mại điện tử như Tiki, Lazada, Shopee…
2. VISA Credit (Thẻ tín dụng quốc tế)
Thẻ tín dụng Visa (Visa Credit) là loại thẻ mà chủ thẻ sẽ được ngân hàng cho ứng trước tiền để chi tiêu mua sắm và có trách nhiệm hoàn trả lại cho ngân hàng sau. Do đó thẻ tín dụng cũng được gọi với tên khác là thẻ “chi tiêu trước, trả tiền sau”.
Sau một khoảng thời gian quy định trong hợp đồng, nếu bạn không hoàn đủ thì số tiền bạn đang mượn sẽ bắt đầu bị tính lãi. Cũng vì lý do này mà để tạo thẻ VISA Credit, bạn cần phải chứng minh thu nhập.
Ví dụ, nếu bạn “tạm vay” ngân hàng 1 triệu VNĐ và thời gian hoàn lại trong hợp đồng là 45 ngày thì sau khoảng thời gian này mà bạn không hoàn đủ, bạn sẽ bị tính lãi. Còn nếu hoàn tiền trước khoảng thời gian này, bạn sẽ hoàn toàn không bị tính lãi.
3. VISA Prepaid (Thẻ VISA trả trước)
Visa Prepaid có cách thức sử dụng gần giống với VISA Debit, tức là bạn chỉ có thể sử dụng trong mức tài khoản hiện có. Vì thế, bạn cũng không cần phải kê khai thu nhập khi muốn tạo thẻ.
Tuy nhiên, khác với các loại thẻ Visa trên, Visa Prepaid không liên kết với tài khoản ngân hàng bất kỳ ngân hàng nào.
Thẻ trả trước của một số ngân hàng bị giới hạn hai tính năng quan trọng là chuyển khoản và rút tiền tại ATM.
Tất cả các loại thẻ trên đều là thẻ vật lý. Ngoài ra còn có một loại nữa là thẻ phi vật lý – thẻ Visa ảo, thực chất Visa ảo là thẻ trả trước nhưng không có phôi thẻ. VPBank, Sacombank là những ngân hàng điển hình mở Visa ảo.
Lợi ích của thẻ Visa
Có thể nói kể từ khi ra đời cho đến nay, thẻ VISA đã khắc phục không ít nhược điểm của các loại thẻ ATM nội địa. Loại thẻ này được phát hành đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Dù sử dụng trong nước hay quốc tế đều rất thuận tiện.
Tính thuận tiện cao
- Có thể thanh toán dễ dàng tại những địa điểm chấp nhận thanh toán thẻ và quẹt thẻ khi không mang theo tiền mặt. Điều này giúp giảm lượng lưu thông tiền mặt và hỗ trợ giảm thiểu lạm phát.
- Hỗ trợ khách hàng tra cứu thông tin tài khoản bằng các dịch vụ SMS Banking, Internet Banking hay tại cây ATM.
- Rút tiền trong và ngoài nước, tiền sẽ tự động đổi thành giá trị tương ứng với ngoại tệ của nước bạn, cho nên bạn sẽ không còn mất thời gian chuyển đổi tiền.
Cực kỳ dễ sử dụng
- Chỉ cần vài thao tác đơn giản là bạn đã có thể trở thành chuyên gia khi sử dụng
- Được chấp nhận tại rất nhiều nơi và dễ dàng rút tiền.
- Giúp thanh toán trực tiếp, thanh toán hóa đơn khi mua hàng trực tuyến…
- Hỗ trợ chuyển khoản, giảm bớt chi phí dịch vụ khi chuyển tiền ra nước ngoài.
Bảo mật và an toàn
- Việc dùng thẻ này sẽ giúp bạn hạn chế mang theo tiền mặt, trong trường hợp bị mất cắp vẫn có thể lấy lại số tiền đã mất bằng cách khóa thẻ kịp thời.
- Nếu làm mất thẻ, bạn chỉ cần liên lạc ngay với bên ngân hàng để khóa thẻ, đăng ký lại thẻ mới và chuyển đổi số tiền còn trong thẻ sang thẻ mới.
- Đặc biệt là thẻ Debit Visa có tần suất liên kết với ngân hàng thấp, mang đến độ bảo mật cao và hạn chế được khả năng Hacker xâm nhập, ăn cắp tiền từ trong tài khoản.
Điều kiện làm thẻ Visa
Để có thể làm thẻ, khách hàng cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
- Tất cả công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam có nhu cầu sử dụng
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo đúng quy định của Pháp Luật Việt Nam
- Đã đủ 18 tuổi trở lên với chủ thẻ chính hoặc đủ 15 tuổi trở lên đối với chủ thẻ phụ.
- Đã có tài khoản tại ngân hàng nơi khách hàng muốn mở thẻ.
Lưu ý: Để làm được thẻ tín dụng Visa bạn cần phải chứng minh thu nhập qua lương chuyển khoản hoặc lương tiền mặt kèm tài sản đảm bảo.
Xem thêm: CIC là gì? Cách tra cứu CIC cá nhân online nhanh nhất
Cách sử dụng thẻ Visa
1. Thanh toán qua máy POS
Hiện nay, xu hướng không dùng tiền mặt đang dần phổ biến, bao gồm cả khi mua sắm trực tiếp. Do đó, máy POS được rất nhiều cửa hàng trang bị để giúp khách hàng thuận tiện khi thanh toán.
POS (Point of Sale) là các máy chấp nhận thanh toán thẻ. Khi thanh toán bằng thẻ VISA thông qua việc quẹt thẻ trên máy POS, bạn chỉ cần nhập mã bảo mật (PIN) là có thể thanh toán.
Cách thanh toán này giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mất cắp do mang quá nhiều tiền mặt trong người. Mặc dù vậy, hãy luôn yêu cầu hóa đơn từ phía cửa hàng để đối chiếu với số tiền mà bạn vừa mới thanh toán.
2. Thanh toán trực tuyến
Bạn có thể mua hàng online trong nước và cả trên các website nước ngoài như Lazada, Tiki, Ebay, Amazon… hoặc thanh toán online cho dịch vụ các tổ chức nước ngoài như Facebook, Google, Youtube…
Theo đó, khi hiện khung yêu cầu thanh toán, bạn cần nhập đầy đủ các thông tin gồm: Họ tên chủ thẻ; Mã số thẻ; Thời hạn thẻ; Mã bảo mật số CVV là có thể tiến hành thanh toán (không cần nhập mã PIN).
3. Rút tiền mặt tại máy ATM hoặc phòng giao dịch của ngân hàng
Bạn có thể rút tiền mặt bằng các loại thẻ Visa (trừ thẻ Visa prepaid). Nếu tại máy ATM, bạn thực hiện các thao tác như thẻ thanh toán nội địa bình thường.
Còn với phương thức rút tiền phòng giao dịch của ngân hàng, bạn chỉ cần mang thẻ Visa và CMND, nhân viên ngân hàng sẽ hỗ trợ bạn rút tiền sau khi đã xác nhận thông tin.
Top 9 ngân hàng làm thẻ Visa tốt nhất
Gần như các ngân hàng tại Việt Nam đều liên kết với các tổ chức quốc tế VISA. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn bất cứ ngân hàng nào để đăng ký làm thẻ VISA.
Tuy nhiên, mỗi ngân hàng đều có những quy định và đặc điểm riêng. Dưới đây là thông tin về một số ngân hàng tốt nhất hiện nay mà bạn không thể bỏ qua.
1. Ngân hàng Vietcombank
Vietcombank chính là ngân hàng mà bạn có thể lựa chọn để làm thẻ tín dụng Visa và Visa Debit bởi sự tiện lợi, phổ biến và nhất là nhận được nhiều ưu đãi khi thanh toán.
Lợi ích khi mở thẻ:
- Thẻ Vietcombank Visa cung cấp cho người dùng dịch vụ thanh toán qua rất nhiều kênh khác nhau:
- Những đơn vị chấp nhận thẻ, có biểu tượng của tổ chức thẻ quốc tế, qua mạng Internet hay di động.
- Hỗ trợ dịch vụ nhận tiền và chuyển tiền từ nước ngoài rất nhanh thông qua liên ngân hàng 24/7.
- Trong năm đầu tiên, khách hàng sẽ được các hãng bảo hiểm uy tín bảo vệ cho sự an toàn của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Riêng đối với phí phát hành sẽ là 50.000 đồng
Phí thường niên:
- Thẻ ghi nợ quốc tế: 60.000 đồng
- Thẻ tín dụng quốc tế: 100.000 đồng
Phí rút tiền mặt:
- Thẻ ghi nợ quốc tế: 1.000 khi rút cùng hệ thống và 4% ngoài hệ thống
- Thẻ tín dụng quốc tế sẽ là 4%
Xem thêm: Mở thẻ tín dụng VIB Online Plus miễn phí 100%, không cần chứng minh thu nhập
2. Ngân hàng Techcombank
Khi sử dụng thẻ Visa Techcombank, khách hàng sẽ được hưởng những tiện ích sau:
- Khách hàng không phải trả lãi tối đa tới 45 ngày cho các giao dịch mua sắm hàng hóa dịch vụ khi chủ thẻ luôn trả đủ dư nợ hàng kỳ và đúng hạn.
- Khách hàng có thể trả nợ theo nhiều phương thức khác nhau: Tự động trích từ tài khoản của khách hàng tại Techcombank, trả trực tiếp tại các điểm giao dịch, chuyển khoản qua ATM hoặc chuyển khoản qua Internet.
- Khách hàng có thể quản lý chi tiêu thông qua các sao kê được gửi bằng nhiều hình thức như: email, mobile, chuyển phát bảo đảm, xem sao kê online qua F@st i-Bank tin nhắn gửi miễn phí đến mobile thông báo giao dịch; thông tin cảnh báo miễn phí khi thẻ có dấu hiệu bị gian lận, giả mạo.
- Ngân hàng Techcombank luôn đưa ra rất nhiều chương trình khuyến mãi với các ưu đãi lớn cho chủ thẻ
Khi làm thẻ tại ngân hàng Techcombank, bạn sẽ được miễn phí phí phát hành. Tuy nhiên, phí thường niên lại khá cao. Chúng rơi vào khoảng 150.000 đồng đối với thẻ ghi nợ quốc tế và 300.000 đồng thẻ tín dụng quốc tế.
Phí rút tiền mặt:
- Thẻ ghi nợ quốc tế: 2.000 khi rút cùng hệ thống và 4% ngoài hệ thống trong nước và 50.000 đồng tại nước ngoài.
- Thẻ tín dụng quốc tế sẽ là 100.000 đồng.
3. Ngân hàng ACB
Tại ngân hàng Á Châu ACB bạn có thể mở cho mình các loại thẻ visa khác nhau như thẻ ghi nợ (Visa Debit), thẻ tín dụng (Visa Credit) và thẻ trả trước (Visa Prepaid) với các tiện ích khác nhau mà mỗi loại thẻ đem lại.
ACB là ngân hàng có phí phát hành miễn phí. Phí thường niên sẽ là 100.000 đồng riêng với thẻ ghi nợ quốc tế và 300.000 đối với thẻ tín dụng quốc tế.
Phí rút tiền mặt: Đối với thẻ tín dụng quốc tế sẽ là 4% và thẻ ghi nợ quốc tế sẽ là 1.100 đồng khi rút trong hệ thống và 3% ngoài hệ thống.
4. Ngân hàng Agribank
Với thẻ Visa Agribank, bạn có thể thanh toán mua sắm hàng hóa bằng số tiền ngân hàng ứng trước và chỉ phải trả lại sau mỗi tháng mà không phải trả lãi suất nếu là thẻ tín dụng.
Ngoài ra, Agribank cũng phát hành cả thẻ ghi nợ quốc tế Visa cho khách hàng cá nhân đủ 18 tuổi, không cần chứng minh thu nhập.
Bởi vậy khi đăng ký mở thẻ, nhiều khách hàng đã lựa chọn Agribank làm điểm đăng ký.
Tại Agribank, hiện có có 3 hạng Visa như sau:
- Hạng thẻ Chuẩn (Visa Credit Classic).
- Hạng thẻ Vàng (Visa/MasterCard/JCB Credit Gold).
- Hạng thẻ Bạch kim (MasterCard Credit Platinum).
Phí phát hành của ngân hàng Agribank khá cao. Đối với thẻ ghi nợ quốc tế sẽ là 50.000 đồng và 100.000 nếu là thẻ tín dụng quốc tế.
Phí thường niên sẽ là 100.000 đồng khi đăng ký thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế.
Khi thực hiện giao dịch rút tiền mặt thẻ ghi nợ quốc tế sẽ là 1.000 đồng trong hệ thống và đối với ngoài hệ thống là 10.000 đồng tại Việt Nam, 50.000 đồng tại nước ngoài.
5. Ngân hàng BIDV
BIDV hiện cung cấp khá đa dạng các loại thẻ Visa, tạo thuận lợi cho nhiều đối tượng khách hàng muốn mở thẻ.
Ngoài ra, hạn mức sử dụng thẻ Visa BIDV cũng rất hấp dẫn, cụ thể:
- Từ 80 triệu đồng trở lên áp dụng cho BIDV Visa Premier, Platinum
- Từ 10 triệu – 200 triệu đồng áp dụng cho BIDV Visa Precious, Mu, Flexi
Khi đăng ký thẻ VISA tại BIDV bạn sẽ được miễn phí phí phát hành và phí thường niên chỉ có 80.000 đồng với thẻ ghi nợ quốc tế và 200.000 – 400.000 đồng là thẻ tín dụng quốc tế.
Phí rút tiền mặt sẽ là 1.000 đồng trong hệ thống và 4% ngoài hệ thống trong nước và ngoài nước là 50.000 đồng.
Bên cạnh đó, thẻ tín dụng quốc tế sẽ là 4%.
6. Ngân hàng VietinBank
Đối với ngân hàng VietinBank phí phát hành thẻ VISA sẽ là 50.000 đồng. Riêng với phí thường niên sẽ là 66.000 đồng đối với thẻ ghi nợ quốc tế và 120.000 đối với thẻ tín dụng quốc tế.
Mặt khác, phí rút tiền mặt đối với:
Thẻ ghi nợ quốc tế: Đối với giao dịch trong hệ thống, bạn sẽ không phải mất phí. NGược lại đối với ngoài hệ thống sẽ là 10.000 đồng tại nội địa và 4% đối với nước ngoài.
Thẻ tín dụng quốc tế: Chiếm 4% so với số tiền rút ra tại cây ATM.
7. Ngân hàng Đông Á
Phí phát hành tại ngân hàng Đông Á là miễn phí.
Phí thường niên sẽ miễn phí dành cho thẻ ghi nợ quốc tế và 200.000 cho thẻ tín dụng quốc tế.
Phí rút tiền mặt: Sẽ là 4% đối với thẻ tín dụng quốc tế và miễn phí với thẻ ghi nợ quốc tế
8. Ngân hàng Maritime Bank
Phí phát hành của ngân hàng này khá cao và thường là 100.000 đồng.
Phí thường niên là 100.000 đồng đối với thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế.
Phí rút tiền mặt:
- Thẻ ghi nợ quốc tế: 1.000 khi rút cùng hệ thống và 3.000 đồng khi rút ngoài hệ thống trong nước; 100.000 đồng tại nước ngoài.
- Thẻ tín dụng quốc tế sẽ là 1.000 đồng tại hệ thống, 3.000 đồng ngoài hệ thống. Riêng đối với nước ngoài sẽ là 4%.
9. Ngân hàng Sacombank
Phí phát hành miễn phí.
Phí thường niên là từ 149.000 đồng đối với thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế tùy vào từng loại hạng thẻ
Phí rút tiền mặt:
- Thẻ ghi nợ quốc tế: 1.000 khi rút cùng hệ thống ATM và 6.000 đồng khi rút ngoài hệ thống trong nước; 60.000 đồng tại nước ngoài.
- Thẻ tín dụng quốc tế sẽ là 1.000 đồng tại hệ thống, 6.000 đồng ngoài hệ thống. Riêng đối với nước ngoài sẽ là 4%.
Xem thêm: Mở tài khoản VPBank online tại nhà miễn phí số đẹp
Vậy nên chọn mở thẻ Visa ngân hàng nào?
Tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn để có lựa chọn tốt nhất cho từng loại thẻ visa và từng ngân hàng.
Nếu bạn đang có nhu cầu làm thẻ tín dụng quốc tế (Visa Credit), đặc thù của thẻ này là “chi tiêu trước, trả tiền sau” nên chúng ta nên chọn những ngân hàng với những chính sách miễn lãi tốt và nhiều ưu đãi như: BIDV, Agribank, Vietcombank, Techcombank, HSBC… Lưu ý trả đúng hạn để không bị tính phí lãi cao nhé các bạn
Nếu bạn đang có nhu cầu làm thẻ Visa để thanh toán hàng hóa, hóa đơn, chạy quảng cáo online với Facebook, Google…thì Visa Debit là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Bạn nên mở thẻ ở các ngân hàng thanh toán dễ dàng và ít gặp trục trặc, thẻ này chỉ với chức năng thanh toán nên chúng ta có thể tùy chọn các ngân hàng tiện nhất ví dụ như: Vietcombank, TPbank, Techcombank….
Thẻ Visa trả trước (Visa Prepaid) hiện tại rất ít người vì phải nạp tiền vào thẻ chứ không phải dùng tiền trong tài khoản nên rất nhiều hạn chế. Nếu có nhu cầu các bạn có thể tìm hiểu làm ở VPBank, Sacombank nhé