Lãi suất ngân hàng
Lãi suất là gì?
Định nghĩa đơn giản nhất: “Lãi suất là 01 tỷ lệ phần trăm nhất định mà người chủ số tiền được hưởng khi đem tiền của mình cho người khác mượn”
Có rất nhiều dạng lãi suất hiện nay trên thị trường tài chính và trong đời sống thực tế của người dân như:
+ Các dạng lãi suất người dân tự giao kèo – không được công bố như: Lãi suất vay tiền nóng, lãi suất vay tiền nhanh, lãi suất vay nóng xã hội đen, lãi suất góp hụi…
+ Các dạng lãi suất được niêm yết và công bố như: Lãi suất ngân hàng, lãi suất chiết khấu, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất đồng nội tệ, lãi suất đồng ngoại tệ…
Trong bài viết này chúng ta chỉ đi phân tích về lĩnh vực lãi suất ngân hàng để các bạn có thể nắm được một số dạng lãi suất ngân hàng,
Cũng như cách tính lãi suất vay ngân hàng, mà các ngân hàng hiện nay đang áp dụng các bạn nhé.
Lãi suất ngân hàng là gì?
Lãi suất ngân hàng gồm 2 dạng chính: Lãi suất tiền vay và lãi suất tiền gửi
Như vậy, lãi suất ngân hàng chính là tỷ lệ phần trăm nhất định mà Ngân hàng trả cho người đi gửi tiền tiết kiệm hoặc Ngân hàng nhận được khi đem tiền cho người dân vay vốn để kinh doanh hoặc tiêu dùng…
Cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng
Cách tính lãi suất tiết kiệm tùy thuộc theo hình thức gửi tiền sẽ khác nhau ở mỗi ngân hàng. Mức lãi suất tiết kiệm thông thường sẽ do bên ngân hàng đưa ra, tuân thủ đúng các quy chế của Ngân hàng nhà nước.
1. Cách tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn
Có nhiều hình thức gửi tiết kiệm khác nhau, ứng với mỗi hình thức sẽ có cách tính lãi suất gửi tiết kiệm. Bạn cần phải xác định loại dịch vụ gửi để có cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng chính xác nhất.
Đầu tiên, hình thức tiền gửi không kỳ hạn. Đây là hình thức gửi tiết kiệm không có mức kỳ hạn kèm theo. Người gửi có thể rút tiền mặt bất cứ thời điểm nào và không cần thông báo trước với ngân hàng.
Theo đó, cách tính lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn được thực hiện theo công thức sau:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/360
Ví dụ:
Khách hàng gửi tiết kiệm 50,000,000 VND không kỳ hạn tại Ngân hàng có mức lãi suất là 1.5%/năm. Thời điểm Khách hàng rút số tiền gửi đó là 6 tháng. Cách tính lãi suất tiết kiệm trong trường hợp này như sau:
Tiền lãi = Tiền gửi x 1.5%/360 x 180 ( 6 tháng = 30 x 6=180 ngày)
= 50,000,000 x 1.5%/360 x 180 = 375,000 VNĐ
Vậy, bạn gửi 50,000,000 VNĐ với hình thức tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, sau 06 tháng bạn sẽ nhận được số tiền lãi là 600,000 VND.
2. Cách tính lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn
Tiếp theo là hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Với loại dịch vụ này, số tiền gửi sẽ được quy định một mức kỳ hạn đi kèm với mức lãi suất cam kết. Ngân hàng sẽ đưa ra nhiều mức kỳ hạn khác nhau để khách hàng dễ dàng lựa chọn theo nhu cầu (theo tuần, tháng, quý, năm,…).
Theo đó, cách tính lãi suất tiết kiệm ngân hàng cho trường hợp này như sau:
Công thức:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm) x số ngày gửi/360.
Hoặc:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%năm)/12 x số tháng gửi.
Ví dụ:
Khách hàng gửi tiết kiệm 50,000,000 VND với kỳ hạn 1 năm tại Ngân hàng có mức lãi suất là 7%/năm. Đến kỳ hạn 1 năm, bạn có thể rút số tiền đã gửi ra. Cách tính lãi suất tiết kiệm trong trường hợp này như sau:
Số tiền lãi = Tiền gửi * 7%
= 50,000,000 x 7% = 3,500,000 VNĐ
Nếu đăng ký gói gửi kỳ hạn 6 tháng, ta có số tiền lãi:
Số tiền lãi = Tiền gửi x 7%/360 x 180
= 50,000,000 x 7%/360 x 180 = 1,750,000 VNĐ
Ưu điểm:
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn sẽ nhận được mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm không thời hạn.
- Nếu rút tiền theo đúng thời hạn cam kết, bạn sẽ được nhận toàn bộ mức lãi suất mà bạn lựa chọn.
- Chính vì mang lại giá trị cao mà đại đa số mọi người đều chọn hình thức này để gửi tiết kiệm.
Cách tính lãi suất vay ngân hàng
Lãi suất vay mà khách hàng thường thấy là con số phần trăm trên một năm (%/năm). Ví dụ lãi suất cho vay là 15%/ năm. Tuy nhiên để tạo tính hấp dẫn một số tổ chức yết lãi suất theo tháng. Ví dụ 1%/ tháng đồng nghĩa 12%/năm. Nếu bạn thấy con số lãi suất quá thấp thì nên tìm hiểu thêm lãi suất này áp dụng theo năm hay theo tháng nhé!
1. Lãi suất cố định
Cách tính lãi suất vay ngân hàng cho loại lãi suất này là như nhau cho từng tháng. Có nghĩa là lãi suất cho khoản vay của bạn sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay. Lãi suất này không có biến động nên sẽ giảm áp lực cũng như tránh được những rủi ro do biến động về lãi suất.
Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A vay số tiền 20.000.000 VNĐ trong vòng 1 năm với mức lãi suất cố định là 12%/năm. Như vậy số tiền lãi anh A phải trả hàng tháng là:
200.000 VNĐ (20. 000.000 x (12%/12)) trong suốt 1 năm.
2. Lãi suất thả nổi (thay đổi, biến động)
Mức lãi suất áp dụng thay đổi tùy theo quy định và chính sách của các ngân hàng theo từng thời kỳ. Cách tính lãi suất vay ngân hàng này thông thường sẽ bao gồm:
Chi phí vốn + Biên độ lãi suất cố định hoặc bao gồm: chi phí vốn cố định + biên độ lãi suất thay đổi.
Ví dụ: Anh Trần Văn B vay thế chấp số tiền 20.000.000 VNĐ trong 1 năm. Với mức lãi suất 1%/tháng trong vòng 6 tháng đầu. Sau 6 tháng đó lãi suất sẽ thả nổi.
Theo như cách tính lãi suất trả góp thì số lãi suất anh B phải đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu sẽ là:
200.000 VNĐ (20.000.000 x 1%) trong vòng 6 tháng đầu tiên.
Sang tháng thứ 7 số tiền lãi anh B phải đóng sẽ dựa vào lãi suất hiện tại của thị trường. Lãi suất này có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với lãi suất ban đầu được ghi trong hợp đồng.
Nếu so sánh với anh A ở trên, số tiền phải đóng mỗi tháng trong 6 tháng đầu của khách hàng B là như nhau. Tuy nhiên, sau 6 tháng, số tiền anh B phải đóng chưa thể xác định được cụ thể. Chính vì thế nếu vay trong một thời gian dài, rủi ro là điều có thể xảy ra với loại lãi suất vay thả nỗi này.
3. Lãi suất hỗn hợp
Theo trường hợp này. Lãi suất của bạn sẽ bao gồm lãi suất cố định được áp dụng trong một khoảng thời gian đã thỏa thuận. Sau đó lãi suất thả nổi sẽ được áp dụng.
Ví dụ: Giả sử 100$ là tiền vay của khoản vay, và lãi suất hỗn hợp là 10%. Sau một năm bạn có 100$ và 10$ lãi suất, với tổng số tiền là 110$. Trong năm thứ hai, lãi suất (10%) được áp dụng cho người đứng đầu (100$, dẫn đến 10$ lãi). Và lãi tích lũy (10$, dẫn đến 1$ lãi). Với tổng cộng 11$ lãi suất trong năm đó, và 21$ cho cả hai năm.
Với các thông tin trên, mong rằng sẽ giúp bạn tính toán ra được lãi suất tiền vay và lãi suất tiền gửi với những kỳ hạn mình mong muốn, sẽ giúp ích cho bạn tính toán được chi phí cũng như lợi nhuận được sau khoản thời gian nhất định.